Share on facebook
Share on email
Share on twitter
Share on linkedin
Banner Post

Thủ tục nhập khẩu Dầu nhờn động cơ đốt trong

Thủ tục nhập khẩu Dầu nhờn động cơ đốt trong

Với kinh nghiệm thực tiễn làm dịch vụ thủ tục nhập khẩu dầu nhờn động cơ đốt trong, tại Bài viết này, Chúng tôi xin tổng kết các nội dung liên quan nhập khẩu dầu nhờn động cơ đốt trong: các quy định quản lý nhà nước về dầu nhờn động cơ đốt trong; thủ tục nhập khẩu dầu nhờn động cơ đốt trong, thuế khi nhập khẩu dầu nhờn động cơ đốt trong, quy trình nhập khẩu …

Dau Nhon Dong Co Dot Trong

Dầu nhờn động cơ đốt trong

1- Chính sách xuất nhập khẩu và Mã HS code dầu nhờn động cơ đốt trong

1.1. Mã HS code dầu nhờn động cơ đốt trong

Mã HS code dầu nhờn động cơ (dầu bôi trơn) được chia thành 2 nhóm

  • 2710 – Dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ và các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, trừ dầu thô; các chế phẩm chưa được chi tiết hoặc ghi ở nơi khác, có chứa hàm lượng từ 70% trở lên là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ các khoáng bi-tum, những loại dầu này là thành phần cơ bản của các chế phẩm đó; dầu thải(SEN).
    • 271019 – Loại khác:
      • 27101943 – Dầu bôi trơn khác
  • 3403 – Các chế phẩm bôi trơn (kể cả các chế phẩm dầu cắt, các chế phẩm dùng cho việc tháo bu lông hoặc đai ốc, các chế phẩm chống gỉ hoặc chống mài mòn và các chế phẩm dùng cho việc tách khuôn đúc, có thành phần cơ bản là dầu bôi trơn) và các chế phẩm dùng để xử lý bằng dầu hoặc mỡ cho các vật liệu dệt, da thuộc, da lông hoặc các vật liệu khác, nhưng trừ các chế phẩm có thành phần cơ bản chứa từ 70% trở lên tính theo trọng lượng là dầu có nguồn gốc từ dầu mỏ hoặc các loại dầu thu được từ khoáng bi-tum.
    • 340319 – Loại khác:
      • 34031990 – Loại khác

Mã hs code mang tính chất tham khảo tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu dầu nhờn động cơ đốt trong. Nếu quý khách có vướng mắc gì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ.

1.2. Chính sách xuất nhập khẩu dầu nhờn động cơ đốt trong

a. Chính sách mặt hàng

Theo quy định hiện hành, Dầu nhờn động cơ đốt trong thuộc Danh mục hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của bộ khoa học và công nghệ. Khi nhập khẩu dầu nhờn động cơ đốt trong phải được Công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn kỹ thuật này và phải được gắn dấu hợp quy CR trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Quy định về việc công bố sản phẩm đối với Danh mục hàng hóa nhóm 2 được quy định tại Quyết định 3810/QĐ-BKHCN

Quy định về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dầu nhờn động cơ đốt trong: Thông tư số 10/2018/TT-BKHCN ngày 01/07/2018 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi Thông tư 06/2018/TT-BKHCN về “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dầu nhờn động cơ đốt trong”, nhập khẩu trên thị trường phải áp dụng các quy định của QCVN 14:2018/BKHCN

Quy trình công bố hợp quy đối với dầu nhờn động cơ đốt trong tại Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012.

b. Chính sách thuế

– Căn cứ vào mã HS của hàng hoá thực tế nhập khẩu, công ty tra cứu thuế suất thuế nhập khẩu tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Nghị định số 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 và biểu thuế giá trị gia tăng bàn hành kèm Thông tư 83/2014/TT-BTC ngày 26 tháng 06 năm 2014 để xác định thuế suất phù hợp.

– Căn cứ Biểu thuế môi trường ban hành kèm theo Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày 14/07/2011 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì các mặt hàng Xăng, Dầu, Mỡ nhờn có nguồn gốc hoá thạch thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường.

2. Thủ tục nhập khẩu Dầu nhờn động cơ đốt trong

Thủ tục nhập khẩu Dầu nhờn động cơ đốt trong cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Đăng ký phê duyệt mẫu Dầu nhờn động cơ đốt trong để được cấp phiếu tiếp nhận phê duyệt mẫu
  • Bước 2: Nộp đăng ký phê duyệt mẫu cho Hải quan để được đem hàng về kho bảo quản
  • Bước 3: Làm đăng ký thử nghiệm mẫu, mang mẫu đi thử nghiệm
  • Bước 4: Lập hồ sơ kèm kết quả thử nghiệm để được cấp kết quả phê duyệt mẫu
  • Bước 5: Nộp kết quả phê duyệt mẫu cho Hải quan để được thông quan

Hồ sơ làm kiểm tra chất lượng / Hồ sơ làm chứng nhận hợp quy:

Đối với hàng hóa nhập khẩu:

– Tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu với các thông tin sau: tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu, địa chỉ, điện thoại, fax; tên hàng hóa, nhãn hiệu, kiểu loại; đặc tính kỹ thuật; xuất xứ, nhà sản xuất; khối lượng, số lượng; cửa khẩu nhập; thời gian nhập; hợp đồng (Contract); danh mục hàng hóa (Packing list); hóa đơn (Invoice); vận đơn (Bill of Lading); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; số hiệu quy chuẩn kỹ thuật; cam kết chất lượng sản phẩm, hàng hóa phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn công bố áp dụng và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan chuyên ngành xác nhận tổ chức, cá nhân đã đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trên bản đăng ký của tổ chức, cá nhân;

– Tổ chức, cá nhân nộp bản đăng ký có xác nhận của cơ quan chuyên ngành cho cơ quan hải quan để được phép thông quan hàng hóa;

– Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa, tổ chức, cá nhân phải nộp kết quả tự đánh giá theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 14 Thông tư này cho cơ quan chuyên ngành.

Quy định về dán nhãn Dầu nhờn động cơ đốt trong trước khi lưu thông Theo QCVN 14:2018/BKHCN

Dầu nhờn động cơ đốt trong lưu thông trên thị trường phải đảm bảo được việc ghi nhãn theo quy định hiện hành. Trường hợp dầu nhờn động cơ đốt trong được đóng gói sẵn, trên bao bì của dầu nhờn động cơ đốt trong phải ghi nhãn một cách rõ ràng, dễ đọc. Nhãn gắn trên bao bì phải bền và không bị bong, rách, mờ trong quá trình vận chuyển. Nội dung tối thiểu của nhãn phải bao gồm:

  • Tên hàng hóa (ghi rõ loại động cơ sử dụng);
  • Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Thể tích/ Khối lượng;
  • Đặc tính kỹ thuật (cấp độ nhớt, cấp tính năng);
  • Hướng dẫn sử dụng, bảo quản;
  • Thông tin cảnh báo.

Bộ hồ sơ làm thủ tục nhập khẩu Dầu nhờn động cơ đốt trong

  • Hợp đồng mua bán (Purchase Order or Contract): 01 bản sao y
  • Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): 01 bản chụp
  • Phiếu đóng gói (Packing List): 01 bản chụp
  • Vận tải đơn (Airway Bill/ Bill of lading): 01 bản chụp
  • Hóa đơn cước vận chuyển (trong trường hợp giao hàng theo điều kiện FOB, Exwork,..) : 01 bản chụp
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) (nếu có): 01 bản gốc
  • Đăng ký kiểm tra chuyên ngành (nếu có yêu cầu kiểm tra): bản gốc
  • Giấy phép (nếu có): 01 bản gốc
  • Bản chụp Các chứng từ khác (nếu có)…
  • Giấy tờ khác theo yêu cầu của Hải quan (nếu có)….: hình ảnh, tài liệu liên quan, catalog,…của lô hàng.

Nếu quý khách chưa rõ vui lòng xem thêm bài viết sau hoặc liên hệ trực tiếp với tư vấn viên để được tư vấn chi tiết

 

 

Nếu doanh nghiệp có vướng mắc khi làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa này và các mặt hàng khác xin liên hệ với TRACO Logistics sớm nhất để được tư vấn.

Mong được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách hàng !

Để được tư vấn và nhận báo giá vận chuyển hãy gọi cho chúng tôi

  • Hotline: 0989 344360
  • Email: [email protected]
  • Website: https://tracologistics.com
  • Địa chỉ: Tầng 13 tòa nhà Plaschem – 562 Nguyễn Văn Cừ – Long Biên –  Hà Nội – Việt Nam
  • Địa chỉ: Lô D1A Khu CN Hapro – Lệ Chi – Gia Lâm – Hà Nội – Việt Nam

BÀI VIẾT LIÊN QUAN / RELATED POST

Close Menu