Share on facebook
Share on email
Share on twitter
Share on linkedin
Banner Post

Thủ tục nhập khẩu lốp ô tô

Thủ tục nhập khẩu lốp ô tô

Khi làm thủ tục nhập khẩu lốp ô tô, doanh nghiệp cần chú ý một số điểm như sau:

1. HS code và thuế nhập khẩu lốp xe
  • Lốp ô tô mới 100% chưa qua sử dụng
  • Xác định chính xác mã HS code sử dụng cho phương tiện
  • Chú ý mức giá nhập khẩu

Tổng cục Hải quan cho biết, mã số hàng hóa và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng lốp đã được quy định rõ tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 1/7/2015 của Bộ Tài chính và Biểu thuế NK ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế ban hành kèm theo Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 1/9/2016 của Chính phủ.
Theo đó, Lốp loại bơm hơi bằng cao su, chưa qua sử dụng thuộc nhóm 40.11, trong nhóm này bao gồm các loại: Loại sử dụng cho ô tô con (motor car) (kể cả loại ô tô chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons) và ô tô đua).

Thủ tục nhập khẩu lốp ô tô

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu 2018, cụ thể lốp ô tô sẽ có các mã HS code như dưới đây. Doanh nghiệp áp vào mã phù hợp và các mức thuế tương ứng.

40111000– Loại sử dụng cho ô tô con (motor car) (kể cả loại ô tô chở người có khoang chở hành lý chung (station wagons) và ô tô đua)
401120– Loại dùng cho ô tô khách (buses) (1) hoặc ô tô chở hàng (lorries):
40112010– – Chiều rộng không quá 450 mm
40112090– – Loại khác
40113000– Loại sử dụng cho phương tiện bay
40114000– Loại dùng cho xe môtô
40115000– Loại dùng cho xe đạp
40117000– Loại dùng cho xe và máy nông nghiệp hoặc lâm nghiệp
401180– Loại dùng cho xe và máy xây dựng, hầm mỏ hoặc xếp dỡ công nghiệp:
2. Thủ tục nhập khẩu và bộ hồ sơ hải quan

Mặt hàng lốp xe ô tô mới 100% chưa qua sử dụng được nhập khẩu không cần xin giấy phép.

Tuy nhiên theo Thông tư 41/2018/TT-BGTVT thì  mặt hàng lốp ô tô (lốp hơi) cần phải làm công bố hợp quy trước khi đưa ra thị trường.

Hồ sơ công bố hợp quy lốp xe gồm có:

  • Sản phẩm mẫu
  • Bản xin công bố chứng nhận hợp quy theo mẫu
  • Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư
  • Giấy chứng nhận phân tích (Certificate Of Analysis): 02 bản chính hoặc sao y chứng thực (về chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu chỉ điểm chất lượng và các chỉ tiêu vệ sinh liên quan).
  • Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sales) do nước xuất khẩu cấp
  • Nhãn sản phẩm hoặc ảnh chụp nhãn sản phẩm và dự thảo nội dung ghi nhãn phụ

Thời gian thực hiện: 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ

Cơ quan giải quyết: Cục đăng kiểm, tại địa chỉ: 18 đường Phạm Hùng, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, điện thoại: (84) 24. 37684719, Fax: (84) 24.37684779.

Về hồ sơ hải quan nhập khẩu, tuân theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT–BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).

Bộ hồ sơ cơ bản gồm:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu
  • Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)
  • Bill of Lading
  • C/O nếu có
  • Các chứng từ khác (nếu có)

Nếu doanh nghiệp có vướng mắc khi làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này xin liên hệ với TRACO Logistic nhất để được tư vấn.

Hi vọng được hợp tác cùng Quý khách hàng!

Để được tư vấn và nhận báo giá vận chuyển hãy gọi cho chúng tôi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN / RELATED POST

Close Menu